[Thủ thuật Altium] - Cơ bản Mutil - Sheet Altium Designer

Liên hệ

Có vài bạn hỏi và nhờ giúp đỡ vẽ mạch, mình cũng chỉ đơn giản là biết sơ rồi giúp. Hôm nay mình hướng dẫn cơ bản cho các bạn chức năng multi...

Tình trạng: Còn hàng
Mã hàng: shop
Danh mục:

Chi tiết sản phẩm


Có vài bạn hỏi và nhờ giúp đỡ vẽ mạch, mình cũng chỉ đơn giản là biết sơ rồi giúp. Hôm nay mình hướng dẫn cơ bản cho các bạn chức năng multi sheet trong altium.
Cái này rất hay vì nhiều dự án phức tạp không thể vẽ sơ đồ nguyên lý trên cùng một sheet được và dùng lại sheet đó cho những dự án tiếp theo.

Bài hướng dẫn có thể sai sót, các bạn đóng góp để mọi người cùng học hỏi

Mình dùng 2 phiên bản Altium Designer 10 và Altium Designer 16
Phiên bản nào không quan trọng, quan trọng là mình dùng thành thục nó.

Cả 2 phiên bản đều giống nhau các bạn nhé, phiên bản sau chỉ cải tiến một vài tính năng nhưng không cần quan tâm nhiều

Mình hướng dẫn các bạn trên Altium 16 dùng thấy ổn định
Trước tiên các bạn phải tìm hiểu tính một số tính năng trước:

1. Giới thiệu các thanh công cụ trong Place

 

Plaecing Wire


Dùng để kết nối 2 điểm trên sơ đồ nguyên lý, ta hiểu là kết nối giữa pin với pin

Khi đi dây để đảm bảo kết nối các Điểm cuối của Wire phải kết nối với pin, khi có biểu tượng chữ thập màu đỏlúc này các bạn click vào thì dây sẽ kết nối với pin đó. (wire kết thúc ở đây)
Các bạn có thể sử dụng phím Esc để kết thúc đi dây hoặc dùng chuột phải.

Khi đi dây các bạn dùng tổ hợp phím SHIFT+SPACEBAR Altium sẽ cung cấp cho các bạn cá kiểu dạng đi dây 90 độ 45 độ, đường cong, đường thẳng


Place/ Manual Junctions

Khi các bạn đi dây vuông góc với một đường dây khác, hãy cẩn thận vì lúc đó 2 dây sẽ không bắt điểm với nhau, vậy để kết nối ta dùng nút để dính điểm lại Altium cho ta công tụ Junction

 


Thanh công cụ BUS
Place»Bus hoặc sử dụng lệnh tắt [P, B]
hoặc click vào biểu tượng
 

Bus có chức năng gì?
Bus là đường dây để kết nối nhiều điểm với có định dạng tên giống nhau thông qua một đường duy nhất để đơn giản trong đi dây, tránh cồng kềnh và rất Quan trọng trong Muliti Sheet

làm thế nào để sử dụng nó, rất đơn giản
Bus giống một con dường lớn và các liên kết như một đường nhỏ nối vào đường lớn
các bạn sử dụng BUS ENTRY để tạo các nhánh nhỏ liên kết vào BUS

BUS ENTRY có chức năng gì
 

Bus entry là một một nhánh nhỏ của Bus kết nối vào bus và cũng tách ra khỏi Bus, muốn sử dụng bus thì phải dùng Bus Entry

Vậy khi có BUS Entry kết nối vào BUS thì BUS làm thế nào để hiểu được nhánh kết nối?

Lúc này ta phải đặt tên cho nhánh và Bus để Bus hiểu được đường kết nối nhé

Ta phải sử dụng Net Laber
lệnh tắt [P, N]
 

cách đặt tên cho bus như như thế nào?

nếu ta có nhiều đường ví dụ <Name><NumericalIdentifer1>, <Name><NumericalIdentifer2> .....
Để đơn giản ta đặt tên đơn giản để dễ kiểm soát Net Laber như sau

Address[7..0] đơn giản ta có Led 0, Led 1, .... Led 7. ta có thể đặt là Led[0..7]
hãy nhớ nhé chỉ có 2 dấu chấm thôi
mượn tạm cái hình cho sinh động


Khi tách nhánh các bạn cũng phải đặt tên cho nhánh giống như tên đơn lẻ từ Bus nhé
Bus đặt tên là LEDS[7..0] thì các nhánh nhỏ Bus Entry trên Wire phải đặt tên là LEDS0, LEDS1 nếu không sử dụng thì không cần vẽ BUS Entry và đặt tên.


Placing\ Power Port
Lệnh tắt [P,O]
cái này thì dễ rồi dùng dể lấy mass hoặc power, nó cũng giống như Net Laber các bạn đặt tên giống nhau thì các Power Port có tên giống nhau sẽ kết nối với nhau
kể cả trong Multi Sheet
Khi các bạn đã lấy GND mass thì tiếp theo dùng Power Port thì nó sẽ mặc định là GND không ra Power đâu nhé
để thay đổi các bạn vào đây để chọn lại nhé


khi đó Power Port nó hiện ra trạng thái trước vừa thực hiện


Placing Port
biểu tượng
hoặc dùng lệnh tắt
[P,R]

Port có tác dụng gì:

xin thưa là nó dùng để kết nối giữa các Sheet trong cùng một dự án.
Kết nối các Bus giữa các Sheet trong cùng một dự án
giống như một cổng kết nối vậy

Bus thì kết nối các dường có cùng tên giống nhau
còn những đường không có cùng tên giống nhau thì phải làm thế nào

lúc này chúng ta có thanh công cụ
Harness Connector



Hình trên là hình main sheet của dự án

còn khối màu xanh là Sheet Symbol

Sheet Symbol là gì?
Theo Altium nó là biểu tượng đặc trưng cho một sheet gồm cả tính chất lẫn giao tiếp giữa các sheet. Nó đại diện cho một sheet trong multi - sheet.

vậy là đơn giản nhất
Click Place » Sheet Symbol
hoặc phím tắt [P, S]
Hoặc cũng có thể click nút   trên thanh Wiring toolbar.
Vậy làm thế nào để sử dụng nó:

sau khi đã click vào Sheet Symbol ta sẽ vé trên sheet maint một khối có dạng


tại đây ta có thể đặt tên cho nó
và miêu tả thiết kế cho nó
Designator (cái này rất quan trọng nhé)
File Name

để đặt tên bạn click double hoặc vào (Tools»Schematic Preferences)


Từ đây bạn tạo Sheet từ Sheet Symbol và quyết định các cổng giao tiếp với Maint Sheet nhé

để thêm các cổng giao tiếp với Sheet Symbol các bạn chọn Add Sheet entry nhé

cũng đơn giản phải không công việc cuối cùng là tạo sheet thuận (Sheet ngược là khi bạn có sheet rồi bạn tạo ngược lại Sheet Symbol nhé cái này mình hay dùng hơn tại nó dễ hình dung các cổng cần thiết hơn)

Cách 1:
Từ Main Sheet các bạn Click chuột phải chọn
Sheet Symbol Actions»Create Sheet From Symbol
Cách 2:
Từ main menus chọn
Design»Create Sheet From Symbol
như vậy ta sẽ có một sheet và việc còn lại là thiết kết mạch nhỏ trên sheet này

Tạo Sheet Symbol mình vẫn hay làm

là mình có sheet nhỏ rồi mình tạo Sheet Symbol trên Maint Sheet

cách 1:
Từ main Sheet click chuột phải chọn
Sheet Actions»Create Sheet Symbol From Sheet or HDL
Cách 2:
Từ main menus
Design»Create Sheet Symbol From Sheet or HDL

Vậy là cơ bản chúng ta đã có công cụ để Multi Sheet rồi các bạn:

Bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn làm Multi Sheet

Đầu tiên là tạo một sheet nhỏ

Ví dụ:

Ở trên mình sử dụng có Port mình đặt tên là Relay sau khi đặt tên xong mình đặt tên wire bằng công cụ Net Labor cũng đặt là Relay cho dễ nhé càng đơn giản càng tốt (hãy nhớ luôn đặt tên nhé để chúng có thể hiểu tên Net và kết nối đúng với nhau)

Mình sử dụng công cụ Power port và mình đặt tên là VIN rồi đặt tên Net cũng là VIN luôn (hãy luôn đặt tên khi có thể, hỏi tại sao thì các bạn hãy nghĩ tại sao lại có tên đường và số nhà nhé)

Vậy là ok nhé xong một Sheet

Dự án của mình có khối nguồn như sau:


Tại đây mình vẫn tiếp tục sử dụng Port và Power Port nhé

Khi tạo Power Port nó tự hiểu kết nối với nhau khi có dùng một tên và Net Labor nhé

Ví dụ Power Port mình đặt là VIN thì lúc này nó tự kết nối với Power Port có tên và Net Labor ở sheets Relay phía trên nhé:
Còn không thích thì các bạn có thể tạo Port đặt tên là 3.3 VDC và 3.8 VDC nhé ( và hãy luôn nhớ hãy đặt tên Net đơn giản dễ nhớ mọi lúc bất cứ khi nào có thể nhé)

Trong dự án của mình có một Sheet nữa chứa các button


Tại đây mình sử dụng tiếp Port đặt tên là Out
và Port đặt tên là VCC, các bạn có thể đặt Power Port cũng được nhé.

Bắt đầu tạo dự án:

Các bạn tạo một Project PCB nhé
add các Sheet con vào
sau đó tạo Main sheet trong dự án


trong main sheet bắt đầu add các sheet Relay; button.... vào nhé

Cách thức giống như phái trên nhé Design -> Create Sheet Symbol from Sheet or HDL

sau đó hiện ra các Sheet để tạo Sheet Symbol
Tạo lần lượt các Sheet Symbol từ trên xuống cho đỡ sót nhé.


Ví dụ Sheet Relay10A


Lần lượt tạo các Sheet Symbol còn lại

sau đó nối các chân cần thiết nhé cho đúng sơ đồ nguyên lý

Ví dụ


Sau đó đơn giản là C, C để và update to PCB nhé


Các chân đã được kết nối đúng với nhau nhé

Đến đây các bạn tự sắp xếp và đi dây nhé

Thành quả của mình với 4 Relay và 2 buton


Hình ảnh 3D





Lớp Bottom Layver


Lớp Top Layer


Việc đi dây xấu hay đẹp là do mỗi người, kiến thức của mình có hạn chỉ chia sẻ với các bạn được như vậy

Mọi người có thắc mắc hoặc đóng góp mình đều cám ơn
Thanks các bạn đã xem

Theo codientu.org( huutrinh845
Thêm đánh giá

Đăng nhận xét

Sản phẩm tương tự

-->